image banner
Quận Kiến An 30 năm xây dựng và phát triển (1994-2024) Phát triển kinh tế xã hội
VĂN HÓA - THỂ THAO VÀ DU LỊCH

​Quận Kiến An vẫn còn lưu giữ, bảo tồn được nhiều giá trị văn hóa truyền thống quý báu của địa phương thông qua các di tích lịch sử văn hóa và lễ hội truyền thống, với 3 di tích cấp Quốc gia,15di tích cấp Thành phố.

DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ

Di tích cấp Quốc gia

Núi Vọ (phường Phù Liễn) là Danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia (Quyết định số 315-VH/VP, ngày 28/4/1962 và cấp lại ngày 05/5/2010, Quyết định số 313-VH/VP)

Núi Vọ - Di tích Danh thắng cấp Quốc gia

​Đền Kha Lâm (phường Nam Sơn), Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (Quyết định số 983/VH-QĐ, ngày 4/8/1992) thờ Chiêu Chinh Công chúa, là công chúa thứ 6 con vua Trần Thánh Tông, có công rèn binh, luyện quân, chống giặc ngoại xâm, giúp dân lập ấp, khai hoang ổn định cuộc sống.

Đền Kha Lâm - Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia

Đền Tây Sơn (phường Trần Thành Ngọ), Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia (Quyết định số 983/VH-QĐ, ngày 4/8/1992), thờ Chiêu Chinh Công chúa, là công chúa thứ 6 con vua Trần Thánh Tông, có công rèn binh, luyện quân, chống giặc ngoại xâm, giúp dân lập ấp, khai hoang ổn định cuộc sống. Đền được xây dựng vào năm 1275-1276.

Đền Tây Sơn - Di tích Lịch sử văn hóa cấp Quốc gia

Di tích cấp thành phố

Đình Lệ Tảo (phường Nam Sơn), Di tích Lịch sử văn hóa cấp thành phố (Quyết định số 205/QĐ-UB, ngày 19/01/2004), xây dựng cuối thế kỉ XIX, thờ Bạch Mã thượng đẳng thần, có công giúp vua Lý Công Uẩn xây dựng thành Thăng Long năm 1010, hiện còn giữ được 7 sắc phong.

Đền Kiến Vũ (phường Bắc Sơn), Di tích Lịch sử văn hóa cấp thành phố (Quyết định số 177/QĐ-UB, ngày 28/01/2005), thờ Chiêu Chinh Công chúa, người có công rèn binh, luyện quân, chống giặc ngoại xâm, giúp dân lập ấp, khai hoang ổn định cuộc sống. Đình Trữ Khê (phường Quán Trữ), Di tích Lịch sử văn hóa cấp thành phố (Quyết định số 177/QĐ-UB, ngày 28/01/2005), thờ Đức Quý Minh Đại vương Thượng đẳng thần, thời Vua Hùng Duệ vương; hiện còn giữ 09 sắc phong.

Đình Mỹ Khê (phường Đồng Hòa), Di tích Lịch sử văn hóa cấp thành phố (Quyết định số 177/QĐ-UB, ngày 28/01/2005), là ngôi đình cổ duy nhất còn lại trên địa bàn quận, được trùng tu vào thời Tự Đức (1880), thờ thần Cao Sơn đại vương. Đình hiện còn lưu giữ được 02 bản thần tích. Đình Quy Tức (phường Phù Liễn), Di tích Lịch sử văn hóa cấp thành phố (Quyết định số 178/QĐ-UB, ngày 28/01/2005), xây dựng vào cuối thế kỉ XVII, thờ Thành hoàng Chiêu Huệ Hoa Công chúa đại vương thượng đẳng thần và Đô úy phò mã Cao Toàn đại vương thượng đẳng thần.

Trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Di tích Lịch sử lưu niệm cấp thành phố (Quyết định số 177/QĐ-UB,ngày28/01/2005), gắn với sự kiện Bác Hồ về thăm ngày 18/01/1960.

Đình Đẩu Sơn (phường Văn Đẩu) - Di tích Lịch sử cấp thành phố

Núi Cột Cờ (phường Tràng Minh) là Di tích Lịch sử kháng chiến cấp thành phố (Quyết định số 177/QĐ-UB, ngày 28/01/2005). Đình Đẩu Sơn (phường Văn Đẩu), Di tích Lịch sử kháng chiến cấp thành phố (Quyết định số 891/QĐ-UB, ngày 26/4/2006), đời vua Trần Anh Tông (1293 - 1314) có tên là đình làng Việt Cổ, thờ 5 vị Thần tướng Thành hoàng là: Trần Nhội, Trần Phương, Nguyễn Chính, Tô Phong và Trần Văn Bích, những người con quê hương, có công trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên thế kỉ XIII, hiện còn lưu giữ 07 sắc phong.

Đình Phù Lưu (phường Tràng Minh), Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố (Quyết định số 171/QĐ- UB ngày 20/01/2009), thờ 4 vị Thành hoàng: Nam Hải đại vương, Qúy Minh đại vương, Cao Sơn đại vương, Hưng Đạo đại vương, có niên đại từ thế kỉ thứ XV, là một công trình kiến trúc khá tiêu biểu.Đình Lãm Khê (phường Đồng Hòa), Di tích Lịch sử văn hóa cấp thành phố (Quyết định số 265/QĐ-UB, ngày 09/02/2010), thờ Thành hoàng Nam Hải đại vương Phạm Tử Nghi, được xây dựng đầu thế kỉ XX, hiện còn lưu giữ được 03 đạo sắc phong.

Đình Đống Khê (phường Đồng Hòa), Di tích Lịch sử văn hóa cấp thành phố (Quyết định số 152/QĐ-UB, ngày 27/01/2011), được xây dựng năm Tự Đức 32 (1879), thờ Cao Sơn đại vương, hiện còn lưu 4 sắc phong của các vua: Tự Đức, Đồng Khánh, Khải Định.

Đình Khúc Trì (phường Ngọc Sơn), Di tích lịch sử kháng chiến cấp thành phố (Quyết định số 153/QĐ-UB, ngày 27/01/2011), thờ Thành hoàng Cao Sơn đại vương và Quý Minh đại vương, những bộ tướng của Hùng Duệ vương; được khởi dựng từ thời Hậu Lê. Đình Đồng Tử (phường Phù Liễn), Di tích Lịch sử văn hóa cấp thành phố (Quyết định số 1448/QĐ-UB, ngày 05/9/2012), thờ 7 vị thành hoàng: Bà Đồng Tử công chúa (tên húy là Trinh); Cao Sơn đại vương; Qúy Minh đại vương; Nam Hải đại vương;

Trương Quang Giáp Cây Dừa (tên húy là Phán), Ba Đầu Thiêng Liêng Mối (tên húy là Rỵ), Thông Linh Tôn Thần (tên húy là Thanh).

Nhà thờ họ Phạm Đức (phường Tràng Minh) được công nhận Di tích Lịch sử văn hóa cấp thành phố (Quyết định số 64/QĐ-UB, ngày 12/01/2012).Miếu Đông (phường Đồng Hòa), Di tích Lịch sử cấp thành phố (Quyết định số 4320/QĐ-UBND,ngày 14/12/2023),

thờ ngài Cao Sơn đại vương, được tôn tạo vào niên hiệu Tự Đức thứ 32 (1879).

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG

Trên địa bàn quận hiện nay có 18 di tích, trong đó có 13 di tích có hoạt động lễ hội. Các lễ hội truyền thống của địa phương diễn ra vào dịp đầu xuân năm mới từ tháng Giêng đến giữa tháng 02 âm lịch gồm: đình Đẩu Sơn ngày 03-4/01; đình Khúc Trì ngày 06-7/01; đình Đồng Tử ngày 09-10/01; đình Quy Tức ngày 12-13/01; đình Phù Lưu ngày 09-10/02; đền Kha Lâm ngày 04-6/02; đình Lệ Tảo ngày 10-11/02; đền Tây Sơn ngày 05-07/02; đền Kiến Vũ ngày 05-7/02; đình Trữ Khê ngày 09-10/02; đình Lãm Khê ngày 11-13/02; đình Mỹ Khê ngày 10-11/02; đình Đống Khê ngày 09-10/02.

 

Lễ hội truyền thống Đình Lệ Tảo, phường Nam Sơn
Giao lưu văn nghệ tại Lễ hội văn hóa ẩm thực, thương mại quận Kiến An, năm 2014

 

Lễ hội văn hóa ẩm thực, thương mại quận Kiến An, năm 2000

 

Lễ hội được tổ chức gồm 02 phần: phần lễ và phần hội:

Phần lễ: diễn ra các nghi lễ truyền thống như lễ rước, khai mạc, lễ dâng hương, lễ tế, lễ tạ.

Đội hình rước trong lễ hội khoảng từ 50 đến 200 người mặc trang phục rước lễ như áo quan viên màu đỏ và các trang phục truyền thống với màu sắc rực rỡ, đội trống, chiêng diễu hành đoàn rước; đội trống, chiêng; đội kiếm lệnh, bát biểu; đội rước kiệu, đội thiếu nữ đội hương hoa, lễ vật; các đoàn văn nghệ, đội múa, Nhân dân, xuất phát từ khu vực di tích, rước dọc quanh tổ dân phố quay về di tích. Sau đó là phần khai mạc có các hoạt động: tuyên bố lí do, giới thiệu khách mời; đọc diễn văn khai mạc; đọc chúc văn, đánh trống khai hội của các cụ cao niên có uy tín trong tổ dân phố, các đoàn dâng hương. Sau đó là phần tế nam quan, nữ quan. Ngày cuối cùng ban quản lí di tích tổ chức lễ tế tạ, tiễn thuyền, hay lễ rước để kết thúc lễ hội.

Phần hội: diễn ra các trò chơi dân gian, văn hóa văn nghệ… Lễ hội xưa có nhiều trò chơi dân gian như bịt mắt bắt vịt, bắt dê, đập niêu, cờ tướng, cờ người, vật truyền thống, tổ tôm điếm, cầu thùm, đánh đu, chọi gà, kéo co, xe đạp chậm, hát chèo cổ, tuồng, hát ca trù, hát đúm, hát quan họ trên thuyền, hát văn, bơi chải, thi nấu cỗ. Hiện nay một số trò chơi dân gian vẫn được duy trì như vật cổ truyền của đình Đồng Tử, đình Quy Tức phường Phù Liễn; kéo co, cờ tướng, cờ người, hát chèo được tổ chức ở nhiều lễ hội; đình Lệ Tảo vẫn duy trì được trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê, bắt lợn và hát quan họ trên thuyền. Đình Khúc Trì tổ chức phần hội có thêm hoạt động đi bộ; đền Tây Sơn có thêm hoạt động xe đạp chậm; đình Trữ Khê có chương trình dân ca quan họ - chèo của Câu lạc bộ dân ca của đình, đền Kha Lâm có nhiều hoạt động diễn ra sôi nổi mang đậm nét văn hóa truyền thống như: vật, tổ tôm điếm, cờ tướng, đập niêu,cầu thăng bằng, các tiết mục văn nghệ như: hát quan họ, hát chèo cổ…

DU LỊCH

Quận Kiến An có rất nhiều lợi thế, tiềm năng du lịch. Nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố, được ôm trọn trong dòng chảy của hai con sông Lạch Tray, Đa Độ và 2 dãy núi Thiên Văn, Cột Cờ. Kiến An luôn tự hào là địa phương có bề dày truyền thống lịch sử cách mạng, một đô thị hội tụ vị thế núi sông, nơi giao hòa của những miền văn hóa.

Đến với Kiến An, du khách sẽ được trải nghiệm một thế giới khác biệt với sự ồn ào của đô thị đang chuyển mình. Đồi Thiên Văn - lá phổi xanh của thành phố; nơi được nhiều du khách ghé thăm trìu mến đặt cho những tên gọi lãng mạn như: Đà Lạt thu nhỏ của Hải Phòng; nét yên bình giữa lòng phố Cảng nhộn nhịp hay nơi hòa quyện thiên nhiên giữa trái tim phố Cảng. Đứng trên đỉnh đồi, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn được toàn bộ khung cảnh quận Kiến An đầy màu sắc với mái ngói đỏ tươi, đồng lúa xanh mơn mởn, bên cạnh nhiều đồi núi nhấp nhô đằng xa cùng những ngôi nhà cao tầng đang mọc lên minh chứng cho sự chuyển mình của thành phố. Ngoài ra, đến đây du khách có dịp được tham quan Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc cùng Bảo tàng thiên văn Việt Nam.

Đài Khí tượng không chỉ là niềm tự hào của người dân nơi đây, cũng đồng thời là một điểm nhấn lịch sử, khoa học của thành phố Hải Phòng, được đặt tại độ cao 116m so với mực nước biển, Đài Khí tượng thủy văn Đông Bắc được Toàn quyền Đông Dương Pháp cho xây dựng vào năm 1902, với tên gọi lúc bấy giờ là Tổng cục Thiên văn xứ Đông Pháp. Đến năm 1957, nơi đây được đổi tên là Đài Khí tượng thủy văn Phù Liễn. Từ năm 1995 tới nay, Đài Thủy văn có tên đầy đủ là Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc.

Với hơn 100 năm lịch sử nhưng nơi đây vẫn giữ nguyên vẹn theo kiến trúc của Pháp, được người Pháp đầu tư để trở thành công trình có tầm vóc của một trung tâm khoa học, trạm nghiên cứu thủy văn sánh ngang với các nước tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ.

Nằm gần ngay Đài Khí tượng chính là khu Bảo tàng Thiên văn của Việt Nam. Bên trong bảo tàng lưu giữ nhiều kỉ vật của ngành thiên văn học có giá trị mà nếu du khách là người đam mê tìm hiểu lịch sử thì nhất định sẽ không thể bỏ qua.

 

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc

HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ, VĂN NGHỆ, THỂ DỤC THỂ THAO

Phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao quận phát triển mạnh, góp phần vào đẩy mạnh hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ, thể dục, thể thao thành phố; luôn được các cấp, ngành thành phố ghi nhận là một trong những đơn vị tốp đầu thành phố, đạt giải thành tích cao trong các cuộc thi tuyên truyền, liên hoan Ca - Múa - Nhạc quần chúng, tham gia các kì đại hội Thể dục thể thao thành phố.

Các công trình văn hóa - thể thao được xây dựng, tiêu biểu: sân vận động Gò Công, Nhà thi đấu thể thao đa năng của quận và các thiết chế văn hóa cơ sở.

Hội diễn ca múa nhạc chào mừng những ngày lễ lớn

Lãnh đạo quận tham gia ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2023

Giải Đua xe đạp phong trào quận Kiến An năm 2023

Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement 
image advertisement
image advertisement  
TIN MỚI NHẤT
Thăm dò ý kiến
Đánh giá Cổng TTĐT Kiến An
  • Bình chọn Xem kết quả
    • Đang online: 0
    • Hôm nay: 1
    • Trong tuần: 0
    • Trong tháng: 0
    • Trong năm: 0