image banner
Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng nước, hốc cây… các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa….

Một số dấu hiệu nhận biết của sốt xuất huyết Dengue:

  • Sốt cao kéo dài trên 3 ngày:Sốt cao là một triệu chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết. Tuy nhiên, nếu sốt cao kéo dài trên 3 ngày, có thể là dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm.
  • Đau bụng (do gan bị sưng to ra).
  • Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn.
  • Da xung huyết, phát ban.
  • Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.
  • Chảy máu:Chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen,…
  • Trẻ em dưới 5 tuổi:có nguy cơ mắc biến chứng cao hơn người lớn. Do đó, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết.
  • Phụ nữ mang thai:có nguy cơ mắc biến chứng cao hơn người không mang thai. Do đó, cần đưa phụ nữ mang thai đến bệnh viện ngay khi có các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết.
  • Biểu hiện của sốc giảm thể tích tuần hoàn bao gồm:
  • Mạch nhanh, yếu, khó bắt
  • Da lạnh, nhợt nhạt
  • Mất ý thức
  • Sốc giảm thể tích tuần hoàn là biến chứng nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết, có thể dẫn đến tử vong.

Dịch bệnh sốt xuất huyết hiện đang diễn biến phức tạp, số ca mắc tại Hải Phòng đang có xu hướng tăng cao. Bên cạnh chủ động phòng bệnh thì việc phát hiện điều trị sớm và chăm sóc dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh sốt xuất huyết.

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường bị sốt cao kèm theo đau đầu, đau khớp… nên rất mệt mỏi, chán ăn. Tình trạng sốt cao làm tăng nguy cơ mất nước nên cần bù nước đầy đủ (2-3 lít/ngày). Người bệnh nên uống các loại nước lọc, nước chanh, nước dừa tươi, nước ép trái cây, nước dừa…

Bệnh nhân sốt xuất huyết cần lượng protein cao để phục hồi nhanh chóng. Vì vậy, trong chế độ ăn của người bệnh cần tăng cường thực phẩm giàu protein như: trứng, thịt, cá, sữa… Cần bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Khi bị ốm sốt, người bệnh thường khó ăn, ăn không cảm thấy ngon. Do đó, các món ăn nên nấu dưới dạng lỏng và mềm như cháo, súp để người bệnh dễ ăn và dễ hấp thu hơn. Nên ăn ít một, chia làm nhiều bữa trong ngày. Các bữa phụ có thể uống thêm sữa để bổ sung dinh dưỡng.

Đối với những trẻ còn bú mẹ, cần tiếp tục cho trẻ bú như bình thường. Trẻ trong độ tuổi ăn dặm, cha mẹ nên nấu đa dạng nhiều món ăn, ưu tiên thực phẩm giàu vitamin D, A, kẽm, sắt… Cần cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn. Chế độ ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như: Cháo, súp, sữa… Ngoài bữa ăn chính nên cho trẻ uống thêm sữa, nước cam hoặc sinh tố để bổ sung vitamin và khoáng chất.

Một trong những biến chứng hay gặp khi bị sốt xuất huyết là giảm tiểu cầu. Để giúp cơ thể sản sinh lượng tiểu cầu nhiều hơn, người bệnh sốt xuất huyết nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi…), vitamin A (trứng, sữa, cá, thịt…; các loại rau có màu xanh sẫm như: rau ngót, rau muống, rau bí; các loại củ quả có màu vàng như: cà rốt, bí đỏ, đu đủ), vitamin  K (măng tây, bông cải xanh, các loại đậu, đậu nành.

Bị sốt xuất huyết không nên ăn gì?

Người bệnh sốt xuất huyết không nên quá kiêng khem, nên cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên ngoài những thực phẩm nên được bổ sung vào chế độ ăn thì người bị bệnh sốt xuất huyết cần lưu ý kiêng một số thực phẩm không có lợi cho việc hồi phục.

  1. Đồ ăn dầu mỡ

Những đồ ăn nhiều dầu mỡ không có lợi cho có thể, có thể dẫn đến tăng huyết áp và tăng lượng cholesterol. Điều này cản trở rất nhiều cho việc hồi phục của cơ thể và làm hệ miễn dịch bị suy yếu. Bên cạnh đó việc tiêu thụ thực phẩm dầu mỡ làm khó tiêu và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của người bệnh.

2. Đồ cay nóng

Đồ ăn cay nóng là điều tối kỵ đối với người bị sốt xuất huyết, việc tiêu thụ thực phẩm cay nóng làm axit tích tụ trong dạ dày dẫn đến tổn thương và loét thành mạch. Việc tổn thương này cản trở quá trình hồi phục và chống chọi với bệnh tật

3. Nước uống có ga, nước ngọt, đồ uống có chứa caffeine

Những thực phẩm này càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn, phá vỡ cơ bắp… không có sức để chống chọi lại bệnh tật.

4. Thực phẩm có màu đen, đỏ hoặc sẫm màu

Một số thực phẩm sẫm màu như thịt bò, gà; đồ có màu đỏ như củ dền, thanh long đỏ… vì trong bệnh sốt xuất huyết sẽ có xuất huyết tiêu hóa, nếu người bệnh sử dụng những thực phẩm này thì khi ói hoặc đi ngoài sẽ rất khó phân biệt hiện tượng xuất huyết hay không, điều này gây khó khăn cho bác sĩ chẩn đoán.

Phạm Hậu – Khoa Truyền thông GDSK, CDC Hải Phòng

Admin
image advertisement

image advertisement

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
TIN MỚI NHẤT
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Trong tháng: 0
  • Trong năm: 0