20/08/2008
Đài Thiên văn Phù Liễn
Đài Thiên văn Phù Liễn xây dựng năm 1902 theo kiến trúc của Pháp thế kỷ 19. Đài được xây dựng sớm nhất Đông Dương với tên gọi là Tổng cục Thiên văn xứ Đông Pháp, đã đi vào lịch sử thế giới. Năm 1957 mang tên Đài vật lý địa cầu Phù Liễn, năm 1979 đổi tên Đài khí tượng thuỷ văn Phù Liễn. Hiện nay là Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc. Nhân dân vẫn quen gọi là Đài Thiên văn Phù Liễn. Đài có kính thiên văn quang học, ra đa thời tiết có bán kính hoạt động 500 km.

Đài Thiên văn Phù Liễn
Đài Thiên văn Phù Liễn xây dựng năm 1902 theo kiến trúc của Pháp thế kỷ 19. Đài được xây dựng sớm nhất Đông Dương với tên gọi là Tổng cục Thiên văn xứ Đông Pháp, đã đi vào lịch sử thế giới. Năm 1957 mang tên Đài vật lý địa cầu Phù Liễn, năm 1979 đổi tên Đài khí tượng thuỷ văn Phù Liễn. Hiện nay là Đài khí tượng thủy văn khu vực Đông Bắc. Nhân dân vẫn quen gọi là Đài Thiên văn Phù Liễn. Đài có kính thiên văn quang học, ra đa thời tiết có bán kính hoạt động 500 km.
Đài Thiên văn Phù Liễn được người Pháp xây dựng trên đỉnh núi Đẩu Sơn, cao 116m so với mặt nước biển. Tên núi Đẩu Sơn gắn với truyền thuyết: Ngọn núi cao nhất này được thiên tinh ứng chiếu, nên vào ban đêm thường phát ra những ánh hào quang như ánh sao Bắc Đẩu. Đặc biệt vùng đất này xưa nay thường sản sinh ra nhiều anh tài, tướng lĩnh cho đất nước. Dưới chân núi có đền thờ vợ chồng Phò mã Cao Toàn - Chiêu Hoa Công chúa và Chiêu Chinh Công chúa đời nhà Trần. Đài Thiên văn là một trong những biểu tượng, là niềm tự hào của người Kiến An.

Với tròn 1 thế kỷ tồn tại, Đài Thiên văn không chỉ là cơ sở nghiên cứu khoa học mà còn là điểm du lịch hấp dẫn. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát toàn bộ Kiến An và thành phố Hải Phòng. Vào những ngày đẹp trời, có thể thấy rõ cả Đồ Sơn, Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Thái Bình, Nam Định... Đường lên Đài Thiên văn bắt đầu từ Cổng Rồng dưới chân núi. Nếu không muốn đi bằng ô tô, xe máy, du khách có thể đi bộ, leo núi ngắm cảnh rừng thông, núi non, trời mây trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.