image banner
Núi Đấu Đong - vườn chim lớn giữa phố đông tại Trung tâm quận Kiến An
Núi Đấu Đong (người dân địa phương thường gọi tắt là núi Đấu) ở độ cao 35m so với mực nước biển, có diện tích tự nhiên gần 12ha, nằm bên trong doanh trại của Bộ tư lệnh Quân khu 3 tại trung tâm quận Kiến An, cách trung tâm Thành phố Hải Phòng 8 km đường bộ qua các đường Lê Duẩn, Trường Chinh, Trần Nguyên Hãn; khoảng 5 km đường chim bay. Núi Đấu có hình dạng như một chiếc đấu để đong thóc, gạo, ngô, khoai, sắn khô.
 
Núi Đấu Đong - vườn chim lớn giữa phố đông tại Trung tâm quận Kiến An

Vườn chim - Núi Đấu - Kiến An

 

Núi Đấu Đong (người dân địa phương thường gọi tắt là núi Đấu) ở độ cao 35m so với mực nước biển, có diện tích tự nhiên gần 12ha, nằm bên trong doanh trại của Bộ tư lệnh Quân khu 3 tại trung tâm quận Kiến An, cách trung tâm Thành phố Hải Phòng 8 km đường bộ qua các đường Lê Duẩn, Trường Chinh, Trần Nguyên Hãn; khoảng 5 km đường chim bay. Núi Đấu có hình dạng như một chiếc đấu để đong thóc, gạo, ngô, khoai, sắn khô. Tương truyền: Mạc Đăng Dung cùng đội quân nghĩa binh của ngài đã từng thường trú tại đây (Mạc Đăng Dung sinh giờ Ngọ, ngày Nhâm Tý, năm Quý Mão, tức ngày 23/11/1483 tại làng Cổ Trại, huyện Nghi Dương - nay là huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng). Theo sách : Các triều đại Việt Nam do các nhà sử học Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng biên soạn thì: Cụ tổ bảy đời của Mạc Đăng Dung là ngài Mạc Đĩnh Chi, một người nổi tiếng về văn chương đã thi đậu Trạng Nguyên dưới thời Trần làm quan tới chức Nhập nội hành khiển, thượng thư môn hạ tả bộc xạ, Ngài đã từng đi sứ sang Trung Quốc đối đáp rất thông minh Hàn tín điểm binh - Đăng Dung đong lính. Không rõ thời Hán, Hán Tín dùng phép điểm binh như thế nào, còn Mạc Đăng Dung cùng con trưởng là Mạc Đăng Doanh đã cho quân đúng chật thung lũng giữa ba ngọn núi tại đây, đếm một lần, lần sau cứ thế mà theo, vì thế ngọn núi được gọi là núi Đấu Đong quân. Đúng, sai như hình bóng lung linh huyền ảo mà các bậc tiền nhân một thời để lại cho con cháu muôn đời sau.

Từ mùa đông năm 1987 - 1988 bỗng dưng có hàng ngìn con chim hoang dã từ đâu bay về lượn lờ rợp trời vùng đất Kiến An thơ mộng, sơn thuỷ hữu tình. Bay lượn trên không trung hàng tiếng đồng hồ, thế rồi chúng đáp xuống núi Đấu. Tại đây chúng làm tổ, sinh đẻ, chẳng bao lâu tạo thành một vườn chim, tạo thành một quần thể có tới hàng vạn conm làm cho vùng rừng núi giữa lòng Thành phố Cảng biển Hải Phòng thanh bình, đầm ấm của một vùng đất lành chim đậu.

Theo tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học, đàn chim ở núi Đấu có 98 loài, gồm 17 hộ, 67 họ. Đàn chim ở đây có tương đối đầy đủ các loại sinh vật cảnh gồm: Gò đồi, đất trống, rừng rậm, sông suối, ao hồ, đầm triều, ruộng đồng và sinh vật cảnh khu dân cư. Đã 20 năm nay, suốt bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông vườn chim núi Đấu luôn ríu rít tiếng chim hót của các loài chim hoà trong tiếng gió rừng nguyên sinh khép kín, tạo thành âm hưởng kỳ diệu của một đàn hợp xướng bất tận. Sáng sớm và chiều tối, cả vùng núi Đấu rợp trời bóng chim đi kiếm ăn và trở về tổ ấm. Có loài chim đi kiếm ăn vào lúc bình minh thức dậy, trở về núi Đấu xum vầy trong tổ ấm khi hoàng hôn buông xuống. Có loài chim đi kiếm ăn vào lúc chạng vạng tối hôm trước và trở về vào trở về vào sáng sớm mai. Từ đầu tháng 10 năm trước đến cuối mùa xuân năm sau, núi Đấu lại có thêm hàng vạn con chim từ phương Bắc bay về trú đông. Vậy là cứ mỗi mùa đông đến vườn chim núi Đấu lại bị chật hẹp lại.

Thật khó tin: Một vườn chim hoang dã có số lượng hàng vạn con lại ở giữa phố đông tấp nập ngày đêm. Dưới chân núi Đấu là nhà máy in của Quân khu 3, là toà soạn Báo Quân khu 3, là vườn hoa công viên Mẹ Sông Hồng, là đường phố Mạc Đĩnh Chi cụ tổ bảy đời của vua Mạc Đặng Dung, là đường phố Lê Duẩn - một đường phố chính của quận Kiến An, đêm ngày xe cộ qua lại ầm ầm. Cách đường Lê Duẩn không xa có sông Lạch Tray, là tuyến đường thuỷ nói liền Cảng biển Hải Phòng với các tỉnh miền Duyên Hải Bắc Bộ, ngày và đêm tàu thuỷ qua lại kéo còi ầm ĩ. Khoảng không trên núi đấu là đường bay luyện tập của sân bay Quân sự Kiến An. Ấy vậy, núi Đấu lại là vườn chim hoang dã lớn nhất miền Duyên Hải Bắc Bộ cách đây 20 năm (1987) vào đầu mùa đông có đàn chim bay tới hàng nghìn con bay về lượn lờ khá lâu trên bầu trời trung tâm Kiến An rồi chọn núi Đấu làm nơi trú ngụ. Những năm 1987 - 1990 chim bay về chỉ ở lại trong mùa đông, đến đâu mùa hè năm sau chúng lại bay đi. Tướng Phạm Văn Trà đã từng 2 lần được Nhà nước phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, lúc đó là Tư lệnh Trưởng Bộ tư lệnh Quân khu 3 (sau đó ít lâu ông là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng) thấy chim bay về ngụ tại khuôn viên của Bộ Tư lệnh cho đó là điểm lành. Ông ra lệnh cho các đơn vị quân đội đóng quân tại đây phải có trách nhiệm bảo vệ đàn chim, phải giữ gìn tài sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng, nghiêm cấm mọi hình thức săn bắn, bẫy bắt chim, lấy trứng chim; cấm đốt pháo, cấm bắn súng ở xung quanh núi Đấu. Mặc dù khi đó chưa có Chỉ thị 406 của Chính phủ về cấm đốt pháo nổ), Tư lệnh Quân khu giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn 31 trực tiếp bảo vệ đàn chim ở núi Đấu. Một tân binh của một đơn vị đóng quân dưới chân núi Đấu khi bảo quản vũ khí do sơ ý để súng cướp cò gây ra tiếng nổ đã bị thi hành kỷ luật. Khi tướng Phạm Văn Trà chuyển lên Bộ Quốc phòng, ngoài việc bàn giao theo quy định, ông còn tổ chức một cuộc trịnh trọng bàn giao vườn chim núi Đấu cho người kế nhiệm là tướng Nguyễn Thí Trị. Trước khi rời Quân khu 3 lên làm Giám đốc Học viện Quốc phòng, Tướng Nguyễn Quốc Trị lại bàn giao vườn chim núi Đấu cho Tư lệnh trưởng mới là Thiếu tướng Hoàng Kỳ và sau đó, mỗi khi Tư lệnh trưởng được tiến chức đi nhận công tác mới đều tổ chức trọng thể bàn giao vườn chim núi Đấu cho Tướng kế nhiệm.

***

Mùa hè năm 1999, chim núi Đấu bay đi nhiều mà trở lại ít, đàn chim ở đây thưa dần. Thấy vậy Tướng Hoàng Kỳ - Tư lệnh trưởng Bộ tư lệnh Quân khu ba gọi Đại tá Nguyễn Kim Thật - Trưởng phòng khoa học - Công nghệ - Môi trường Quân khu ba và bác sỹ Trung tá Nguyễn Công Quỳnh được Bộ tư lệnh giao làm chủ đề tài trực tiếp theo dõi vườn chim núi Đấu hỏi nguyên nhân vì sao chim lại ít trở về núi Đấu. Chưa rõ nguyên nhân các anh xin phép Tư lệnh trưởng cho một thời gian khảo sát, nghiên cứu. Qua khảo sát địa hình, các anh phát hiện: Trên đỉnh núi Đấu có đơn vị thông tin vừa triển khai lắp đặt một số phương tiện thu phát, hai anh cùng nhận định: Những cột ăng ten có sóng Vô tuyến điện do Đài phát ra làm cho chim sợ, hai anh mạnh dạn báo cáo với Tư lệnh trưởng - Hoàng Kỳ tin tưởng các anh đã ra lệnh chuyển ngay các thiết bị thông tin đó đi nơi khác xa núi Đấu. Quả vậy, sau khi các thiết bị thông tin trên núi Đấu được di chuyển vài ngày sau thì đàn chim lại lũ lượt bay về rợp trời Kiến An đáp xuống núi Đấu làm tổ, đẻ trứng, ấp nở.

***

Vườn chim núi Đấu đã trở thành niềm tự hào của Bộ tư lệnh Quân khu ba, của cán bộ, nhân dân quận Kiến An. Mỗi khi có khách quý về thăm, về làm việc thì Bộ tư lệnh Quân khu ba và Quận uỷ - HĐND - UBND quận Kiến An thường mời ra thăm quan vườn chim núi Đấu. Quý khách chỉ dừng tại chân công viên Tượng đài Mẹ Sông Hồng kề dưới chân núi Đầu là có thể thoải mái chiêm ngưỡng hàng vạn con chim thuộc loại đi kiếm ăn ban đêm, ban ngày đậu chi chít trên các cành cây trên núi Đấu. Các loài chim có lông đa dạng sắc màu; trắng, xanh, đỏ, tím, đen, vàng, nâu...tựa như những đoá hoa rừng lung linh khoe sắc. Những loài chim đi kiếm ăn ban ngày, chốc chốc lại có vài đàn đáp xuống núi Đấu mớm mồi cho đàn con trong tổ, cho đàn con ăn xong, lũ chim bố, chim mẹ lại bay đi các phương trời kiếm ăn. Đứng dưới chân Tượng đài Mẹ Sông Hồng ta xua tay thì hàng ngìn con chim đang đậu trên cành cây núi Đấu bay lên không trung, ta vỗ tay vài nhịp dàn chim lại từ từ hạ cánh xuống những cành cây trên núi Đấu.

Giữa phố phường đông ui tấp nập người, xe, tàu, thuyền qua lại suốt ngày đêm và trong doanh trại quân đội lại có vườn chim lớn như vậy, phải chăng Kiến An - Đất lành chim đậu !

Ngày 30/6/2001, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng đã tổ chức trọng thể lễ công bố quy hoạch chi tiết Công viên rừng Thiên Văn, rộng 115 ha, trong quần thể đồi rừng ở đây là 202 ha. Vườn chim núi Đấu cùng dải Thất tinh sơn (bảy ngọn núi cao trong quần thể đồi rừng Thiên Văn nằm trong quy hoạch Công viên rừng Thiên Văn). Đây là một một công viên lớn nhất ở miền Duyên Hải Bắc Bộ, dự án công viên rừng Thiên Văn có nhiều dự án thành phần đã được đưa vào sử dụng, đó là: Dự án tôn tạo, khôi phục nhà chòi cao tầng, lắp đặt kính viễn vọng phục vụ quan sát bầu trời vũ trụ; dự án xây dựng nhà Bảo tàng Thiên Văn Việt Nam 100 năm tuổi; dự án khách sạn Thiên Văn Quán ở đồi Yên Ngựa; dự án mở rộng đường Nguyễn Xiển dài 2,5 km (từ cổng Rồng lên cổng Phượng trước chỉ có một làn xe, nay đã được mở rộng cho 2 làn xe qua lại dễ dàng, có hệ thống cống tiêu thoát nước mưa; dự án tuyến đường Huyệt Long (rốn Rồng) chân núi Đấu lên đồi Yên Ngựa, vừa phục vụ cho các phương tiện cơ giới phòng chống cháy rừng, vừa là con đường du lịch xuyên qua rừng thông nhựa ngào ngạt hương trầm.

Trong quá trình xây dựng Uỷ ban nhân dân quận Kiến An trực tiếp chỉ đạo các nhà thầu không được phá vỡ cảnh quan thiên nhiên ban tặng cho con người không được gây ảnh hưởng đến đàn chim trong vườn chim núi Đấu. Quận Kiến An nghiêm cấm các nhà thầu không được tuỳ tiện chặt phá cây, không được dùng mìn gây nổ đào phá đất, đá ảnh hưởng sự yên bình của vườn chim núi Đấu.

***

Chim hoang dã bay về trú ngụ trên đồi trong doanh trại quân đội, giữa phố đông làm tổ, sinh để quanh năm, chúng sinh đẻ nhiều vào mùa xuân và mùa hè. Quả thực, đây là điềm lạ mà thiên nhiên hào phóng đã ban tặng cho chúng ta, không có cấp trên ra lệnh nhưng các vị Tướng của Bộ tư lệnh Quân khu ban đã có nhiều biện pháp hữu hiệu chỉ đạo các đơn vị đóng quân gần khu vực núi Đấu bảo vệ chăm sóc đàn chim - một tài sản vô giá, là tài sản Quốc gia. Họ chỉ bảo vệ chứ không hề tơ hào sử dụng một quả trứng chim, hình ảnh những sỹ quan trung cao cấp từ tá đến cấp Tướng đầu đã pha sương cùng các anh lính trẻ đội mưa lần mò qua gai góc, rừng rậm để tìm kiếm những con chim non bị rớt xuống đất do mưa to, gió lớn, cứu chúng đưa chúng về tổ ấm. Uỷ ban nhân dân quận Kiến An đã và đang có những biện pháp cứng rắn bảo vệ cảnh quan, tài nguyên môi trường công viên rừng Thiên Văn, trong đó có vườn chim núi Đấu, quận nghiêm cấm săn, bắn, bẫy bắt chim, thú rừng tại quần thể đồi rừng Thiên Văn rộng 202 ha, trong đó có 1/5 công viên rừng Thiên Văn. Uỷ ban nhân dân quận thành lập Ban quản lý Công viên rừng Thiên Văn gồm 5 cán bộ công chức, Ban quản lý luôn phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm, bảo vệ tài nguyên rừng Thiên Văn - một lá phổi khổng lồ của Thành phố cảng biển Hải Phòng./.


image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
TIN MỚI NHẤT
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Trong tháng: 0
  • Trong năm: 0